SẢN PHẨM

ESPRESSO
Cà phê espresso là tên gọi của một loại cà phê với cách pha chế đặc biệt bắt nguồn từ Ý và Tây Ban Nha vào khoảng năm 1930. Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê thông thường như các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất của nước và nhiệt độ cần thiết axít tự nhiên của hạt cà phê hòa tan nhanh hơn so với các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso đậm đà hơn người ta thường pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta theo phương thức 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.

CÀ PHÊ MOKA
Moka (hay Mocha) là một loại cà phê thuộc nhánh Arabica, được người Pháp trồng từ những năm 30 của thế kỷ trước, giống cà phê này rất khó trồng, đòi hỏi chăm sóc rất kỹ, cần có điều kiện chăm sóc đặc thù riêng. Ở Việt Nam Moka là loại cà phê cao cấp luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác.
Hạt Moka lớn và đẹp, hương thơm sang trọng, ngây ngất, rất đặc biệt, vị hơi chua một cách thanh thoát, một khi đã thưởng thức Moka người ta thường khó quên được hương vị đặc trưng quyến rũ của nó.

CÀ PHÊ ROBUSTA
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối) tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới hiện nay. Loại cà phê này được trồng phổ biến ở các vùng đồi núi cao nguyên như: Buôn Ma Thuột.
Thông thường cà phê Robusta có vị đắng, hương thơm dịu, nước có màu nâu sậm, không chua, hàm lượng caffein cao thích hợp cho những người có “gu” đậm

ARABICA
Cà phê Arabica trước đây được gọi tên là Jasminum arabicum, theo tiếng La-tinh có nghĩa “hương vị Ả rập” và chính thức mang tên khoa học Arabica từ năm 1737. Từ đó loại cà phê hảo hạng ít cafein này đã chinh phục hoàn toàn giới quí tộc Ý, Pháp, Tây Ban Nha, vượt qua những rào cản khắt khe trong nếp sinh hoạt xã hội phương Tây kể cả định kiến giáo hội lúc bấy giờ.
Cây cà phê Arabica được trồng phổ biến ở vùng đồi núi cao nguyên. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1.000-1.500m, Tại Việt Nam, Đà Lạt được coi là thiên đường của loại cà phê này. 
Trên thị trường cà phê Arabica luôn được đánh giá cao hơn các loại cà phê khác vì có hương vị nhẹ nhàng, thanh tao, quí phái, nước pha có màu nâu nhạt như hổ phách. Hiện Arabica đại diện gần 70% sản phẩm cà phê cao cấp trên thế giới.

CÀ PHÊ CULI
Cà phê Cu-li trong tiếng Anh là peaberry và tiếng Tây Ban Nha là Caracol, là một dạng đột biến, thay vì bình thường trái cà phê (cả Robusta và Arabica) cho hai hạt dẹp thì bên trong vỏ quả của trái cà phê trên cây bị đột biến chỉ phát triển một hạt duy nhất hình tròn. Ở việt nam thường gọi trái cà phê đột biến nầy là cà phê Cu-li. Nhân cà phê Cu-li tròn, sau khi qua chế biến, nhân cà phê sẽ được chọn, tách ra khỏi các hạt cà phê dẹp bình thường và được bán như là một dòng cà phê riêng biệt.
Vị Cu-li Robusta quân bình ôn hòa còn vị của Cu-li Arabica thì chua thanh độc đáo, cả 2 đều có nét đặc trưng rất riêng. Khi phối trộn với các dòng cà phê khác, cho ra chủng loại sản phẩm có hương vị riêng như một bí quyết của nhà phân phối.

CHERRY
Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn cà phê vối. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh. Tuy nhiên do năng suất kém, có vị chua nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích.
Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.
Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.
Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng.
Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà phê vối, cà phê chè khi rang xay để tạo hương vị.
Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên thường có vị chua đặc trưng.


Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

SẢN PHẨM

ESPRESSO
Cà phê espresso là tên gọi của một loại cà phê với cách pha chế đặc biệt bắt nguồn từ Ý và Tây Ban Nha vào khoảng năm 1930. Nguyên liệu pha cà phê espresso vẫn là các hạt cà phê thông thường như các loại cà phê khác nhưng hạt cà phê thường được rang sẫm màu hơn. Điều này rất cần thiết vì qua cách pha dưới áp suất của nước và nhiệt độ cần thiết axít tự nhiên của hạt cà phê hòa tan nhanh hơn so với các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều. Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso đậm đà hơn người ta thường pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta theo phương thức 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.

CÀ PHÊ MOKA
Moka (hay Mocha) là một loại cà phê thuộc nhánh Arabica, được người Pháp trồng từ những năm 30 của thế kỷ trước, giống cà phê này rất khó trồng, đòi hỏi chăm sóc rất kỹ, cần có điều kiện chăm sóc đặc thù riêng. Ở Việt Nam Moka là loại cà phê cao cấp luôn có giá cao hơn các loại cà phê khác.
Hạt Moka lớn và đẹp, hương thơm sang trọng, ngây ngất, rất đặc biệt, vị hơi chua một cách thanh thoát, một khi đã thưởng thức Moka người ta thường khó quên được hương vị đặc trưng quyến rũ của nó.

CÀ PHÊ ROBUSTA
Cà phê Robusta (hay còn gọi là cà phê Vối) tên khoa học: Coffea canephora hoặc Coffea robusta. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu Robusta lớn nhất thế giới hiện nay. Loại cà phê này được trồng phổ biến ở các vùng đồi núi cao nguyên như: Buôn Ma Thuột.
Thông thường cà phê Robusta có vị đắng, hương thơm dịu, nước có màu nâu sậm, không chua, hàm lượng caffein cao thích hợp cho những người có “gu” đậm

ARABICA
Cà phê Arabica trước đây được gọi tên là Jasminum arabicum, theo tiếng La-tinh có nghĩa “hương vị Ả rập” và chính thức mang tên khoa học Arabica từ năm 1737. Từ đó loại cà phê hảo hạng ít cafein này đã chinh phục hoàn toàn giới quí tộc Ý, Pháp, Tây Ban Nha, vượt qua những rào cản khắt khe trong nếp sinh hoạt xã hội phương Tây kể cả định kiến giáo hội lúc bấy giờ.
Cây cà phê Arabica được trồng phổ biến ở vùng đồi núi cao nguyên. Người ta thường trồng nó ở độ cao từ 1.000-1.500m, Tại Việt Nam, Đà Lạt được coi là thiên đường của loại cà phê này. 
Trên thị trường cà phê Arabica luôn được đánh giá cao hơn các loại cà phê khác vì có hương vị nhẹ nhàng, thanh tao, quí phái, nước pha có màu nâu nhạt như hổ phách. Hiện Arabica đại diện gần 70% sản phẩm cà phê cao cấp trên thế giới.

CÀ PHÊ CULI
Cà phê Cu-li trong tiếng Anh là peaberry và tiếng Tây Ban Nha là Caracol, là một dạng đột biến, thay vì bình thường trái cà phê (cả Robusta và Arabica) cho hai hạt dẹp thì bên trong vỏ quả của trái cà phê trên cây bị đột biến chỉ phát triển một hạt duy nhất hình tròn. Ở việt nam thường gọi trái cà phê đột biến nầy là cà phê Cu-li. Nhân cà phê Cu-li tròn, sau khi qua chế biến, nhân cà phê sẽ được chọn, tách ra khỏi các hạt cà phê dẹp bình thường và được bán như là một dòng cà phê riêng biệt.
Vị Cu-li Robusta quân bình ôn hòa còn vị của Cu-li Arabica thì chua thanh độc đáo, cả 2 đều có nét đặc trưng rất riêng. Khi phối trộn với các dòng cà phê khác, cho ra chủng loại sản phẩm có hương vị riêng như một bí quyết của nhà phân phối.

CHERRY
Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to, khác biệt hẳn cà phê vối. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít. Cây chịu hạn tốt, ít cần nước tưới nên thường trồng quảng canh. Tuy nhiên do năng suất kém, có vị chua nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích.
Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.
Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Sản lượng của cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5-7m một cây.
Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng.
Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà phê vối, cà phê chè khi rang xay để tạo hương vị.
Cà phê mít thường hợp với gu của người châu Âu, các loại cà phê hòa tan theo gu châu Âu thường có tỉ lệ cà phê mít nhiều nên thường có vị chua đặc trưng.